Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Người Việt: Những Đức Tính Tốt và Xấu



Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có những đức tính xấu – là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong. Có thể nói không có một dân tộc nào trên trái đất này toàn gồm những đức tính tốt. Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một đức tính xấu không thể phủ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như người Việt Nam. Người Do Thái vì quá thông minh cho nên “ăn người”, không chịu nhả ra. Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải chia sẻ với người khác thì mới lâu bền. Người Pháp có thể cái gì cũng tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên tụt hậu so với Đức, Mỹ, Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp. Người Mỹ có thể cái gì cũng tốt cả - nhưng quá phóng túng và không dạy luân lý, đạo đức trong học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ từ từ băng hoại và suy sụp. Còn Trung Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư Tử… lại có quá nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm loạn làm suy sụp đất nước và làm khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh trầm kha” gì đó mà chúng ta chưa biết?

Còn Việt Nam mình thì sao? Liệu người mình cái gì cũng tốt cả? Vì tự ái dân tộc chúng ta có thể đồng ý như vậy. Nhưng người ngoài sẽ hỏi: Các ông nói cái gì cũng tốt tại sao có Thập Nhị Sứ Quân? Tại sao có Sông Gianh cắt đôi đất nước 100 năm? Đất nước nhỏ xíu – không bằng tiểu bang California hay Texas của Hoa Kỳ mà chia rẻ Trung-Nam-Bắc? Tại sao xử sở ông nghèo đói gần nhất thế giới? Người ta đã đại cơ giới, cơ khí hóa nông nghiệp tại sao các ông vẫn cái cầy và con trâu? Đàn bà của các ông vẫn gồng gánh quằn vai. Đàn ông, thanh niên các ông vẫn đem hết sức lực ra đạp xích lô, xe bò, xe cải tiến? Đàn bà con gái các ông bị bán đi khắp thế giới làm lao nô và nô lệ tình dục? Tại sao tới giờ này các ông vẫn phải ngửa tay xin viện trợ từ Pháp, Đức, Úc, Nhật, Hòa Kỳ v.v.. Những câu hỏi này sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu. Trong chiều hướng để dân tộc và đất nước cùng tiến lên, tôi thử phân tích xem người Việt chúng ta có những đức tính gì tốt và những đức tính gì xấu. Trong bài hát “Việt Nam! Việt Nam!” ông nhạc sỹ Phạm Duy có giấc mơ vĩ đại là một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ đem “Lửa thiêng soi toàn thế giới”.

Tôi cũng mong dân tộc mình có ngày như vậy. Nhưng ngày đó chưa đến. Muốn nó đến thì chúng ta – dân tộc Việt Nam phải nhìn lại mình xem cái tốt thì giữ gìn, phát huy. Cái gì xấu thì bỏ đi. Người có trí tuệ là người thấy mình có lỗi và sửa chữa. Một dân tộc hay một cá nhân sẽ mãi sống trong ảo tưởng và u tối khi tự ru ngủ mình bằng những giá trị mà mình hoặc dân tộc mình không có. Sau đây là 10 đứa tính xấu và tốt của người Việt Nam.

Mười Đức Tính Tốt
1.Thông Minh
2.Cần cù, nhẫn nại
3.Chịu đựng trong mọi hoàn cảnh khó khăn
4.Bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người
5.Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau
6.Thích làm chủ
7.Không cực đoan hoặc bảo thủ, tính tình dung dị, dễ thích nghi với xã hội mới
8.Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức
9.Yêu nước nồng nàn. Khi có ngoại xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước
10.Biết giữ gìn bản sắc dân tộc, không bao giờ bị đồng hóa

Mười Đức Tính Xấu
1.Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc
2.Hay nói dối, hoặc nói dối quanh
3.Hay biện minh (tại,bị) thiếu tinh thần trách nhiệm, tự xử như người Nhật
4.Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị
5.Không tôn trọng của công
6.Thù dai
7.Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, xỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư
8.Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng
9.Vô kỷ luật
10.Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ la việc chung (cha chung không ai khóc)

Chính vì thế mà đất nước cứ chậm tiến, nghèo đói hoài.
Trên đây chỉ là những lời phân tích có tính phỏng đoán. Quý vị nào có sự phân tích đúng hơn, hay hơn xin cùng đóng góp để dân tộc, đất nước ta cùng học hỏi, sửa chữa để mỗi ngày mỗi tiến lên. Nếu vậy đất nước ta sẽ hùng cường, chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đem “Lửa thiêng soi toàn thế giới”. Trân trọng.

Đào Văn Bình
(San Jose 2009)

Di tích khảo cổ học là gì ?

Ths. Nguyễn Anh Thư
Viện khảo cổ học

Nội dung

1.Di tích khảo cổ là gì ?
-Di: là những gì của quá khứ còn để lại, lưu lại.
*Di tích khảo cổ: các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người còn lưu lại được khảo cổ học nghiên cứu.
Di tích khảo cổ học bao gồm:
-Di tích trên mặt đất: rất dễ quan sát nhưng có số lượng không nhiều, như di tích đống vỏ sò, di tích thành lũy, đền tháp, chùa chiền cổ, các di tích cự thạch…
-Di tích dưới mặt đất: có số lượng nhiều nhưng khó nhìn thấy do phần lớn còn nằm trong các tầng văn hóa của di tích nơi cư trú hoặc mộ táng.
-Di tích dưới mặt nước: các con tàu đắm…
-Nhiệm vụ của nhà khảo cổ học là phát hiện và nghiên cứu những di tích khảo cổ học, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ.
2.Quá trình hình thành di tích khảo cổ
2.1.Khái niệm: tầng văn hóa
-Tầng văn hóa: được tạo thành bởi hoạt động của con người, là tấm gương nhiều mặt phản ánh trung thực trạng thái văn hóa của cư dân cổ.
2.2.Những yếu tố liên quan đến tầng văn hóa
-Màu sắc của tầng văn hóa: thường có màu thẫm hơn các tầng đất khác.
-Độ dày của tầng văn hóa: phụ thuộc vào thời gian sinh sống và hình thức kiếm sống của cư dân, tầng văn hóa càng dày thì thời gian sinh tồn của cư dân ở đó càng lâu và ngược lại
*Độ dày của tầng văn hóa tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của cư dân tạo ra tầng văn hóa.
-Những hiện vật khảo cổ nằm trong cùng một tầng văn hóa thì có thời gian xuất xứ và tồn tại giống nhau: cùng niên đại.
Khái niệm lớp vô sinh và sinh thổ
-Lớp vô sinh là lớp đất không có dấu vết hoạt động của con người, nằm giữa hai lớp văn hóa.
-Lớp đất nằm dưới tầng văn hóa không có dấu vết hoạt động của con người, được gọi là sinh thổ hay lớp đất cái.

-Di tích di chỉ một tầng văn hóa: là nơi chỉ được con người cư trú một lần trong một thời gian dài. Sau đó, nơi đây không bao giờ có người ở nữa.
*Loại di tích này có cấu tạo các lớp đất theo thứ tự như sau:
-Lớp đất trên cùng được các nhà khảo cổ học gọi là lớp đất canh tác, hay lớp đất mặt.
-Lớp đất thứ 2 – tầng văn hóa, nằm dưới lớp đất canh tác.
-Sinh thổ (đất cái)

-Di chỉ có hai hay nhiều tầng văn hóa: gồm 2 loại
-Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa có lớp vô sinh ngăn cách: được tạo bởi hai hay nhiều giai đoạn cư trú không liên tục của người xưa.
-Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau, không có lớp vô sinh ngăn cách: được hình thành sau quá trình sinh sống liên tục của nhiều thế hệ người ở một chỗ trong suốt thời gian dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm.
2.3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu tầng văn hóa
-Dựa trên cơ sở phân biệt tầng văn hóa, có thể biết được các giai đoạn tồn tại của nơi cư trú và xác định được niên đại cho nơi cư trú.
-Việc nghiên cứu tốt tầng văn hóa là cơ sở căn bản để hiểu rõ quá trình tạo thành di tích và xác định đúng giá trị của di tích, di vật khảo cổ.
*Chú ý:
-Tránh làm xáo trộn tầng văn hóa.
-Giải thích nguyên nhân sự xáo trộn tầng văn hóa.
3.Các loại hình cơ bản của di tích khảo cổ
-Di tích nơi cư trú; mộ táng cổ
-Di chỉ - mộ táng
-Di tích công xưởng chuyên hóa
-Di chỉ - xưởng
-Di tích cảng thị cổ
-Các loại di tích khác…
3.1.Di tích nơi cư trú
-Di chỉ cư trú hang động
-Di chỉ cư trú ngoài trời: di chỉ đống “rác bếp”
-Di chỉ cư trú có phòng ngự
-Di chỉ phù sa
3.1.1.Di chỉ cư trú hang động
-Hang động thường có ở các vùng núi đá vôi.
-Có nhiều hang động to lớn, rộng rãi, bằng phẳng, thuận tiện cho con người lựa chọn làm nơi cư trú. Ngoài hang động, người xưa còn ở dưới những mái đá lớn.
-Ở Việt Nam, một bộ phận cư dân hậu kỳ thời đại đồ Đá cũ (văn hóa Sơn Vi) và hầu như toàn bộ cư dân Đá mới sơ kỳ (văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn) sống trong các hang động đá vôi.
-Tầng văn hóa trong các hang động thường bị thạch nhũ phủ kín, phải phá bỏ lớp thạch nhũ này mới có thể khai quật được.
3.1.2.Di tích cư trú ngoài trời
-Di chỉ là di tích nơi cư trú ngoài trời, có từ thời Đá cũ đến thời đại sắt.
-Thời gian cư trú càng lâu, tầng văn hóa càng dày và ngược lại.
-Tầng văn hóa của các di chỉ thuộc thời đại đồ Đá cũ thường nắm sâu tới 20m dưới mặt đất.
-Tầng văn hóa của các di chỉ từ thời đại đồ Đá mới trở về sau thường nằm dưới mặt đất không sâu lắm, khoảng 20cm-30cm.
*Di chỉ đống rác bếp
-Là một loại di chỉ đặc biệt.
-Sự hình thành của loại di tích này gắn liền với việc thu lượm các loài nhuyễn thể như ốc, hến, sò điệp làm thức ăn của người xưa. Những người thu lượm nhuyễn thể, sau khi ăn đã đổ vỏ ra ngay nơi ở thành những gò lớn nên chỉ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra tầng văn hóa dày.
-Trong tầng văn hóa của các di chỉ đống rác bếp, ngoài khối lượng lớn vỏ nhuyễn thể, còn phát hiện được nhiều công cụ gãy, vỡ, dấu vết bếp lửa, vết tích nhà cửa và mộ táng.
-Ví dụ: di tích đống rác bếp trong văn hóa Hòa Bình, Đa Bút, Quỳnh Văn.
3.1.3.Di chỉ phòng ngự
-Di chỉ phòng ngự là loại cư trú có thành cao và hào sâu bảo vệ.
-Nơi cư trú có phòng ngự có nhiều loại với nhiều quy mô và cấu trúc khác nhau (ví dụ như thành cổ Luy Lâu, thành Cổ Loa, thành đất đắp hình tròn ở Bình Phước…)
-Cho đến nay, các nhà khảo cổ chỉ tìm thấy những nơi cư trú có phòng ngự thuộc thời đại kim khí.
3.1.4.Di chỉ phù sa
-Di chỉ phù sa là một loại di chỉ đặc biệt, thường có mặt vào thời đại đồ Đá cũ, nhất là sơ kỳ thời đại đồ Đá cũ.
-Loại di chỉ phù sa được tạo thành do nước cuốn công cụ của người xưa đi khỏi nơi hình thành đầu tiên của di tích và vùi công cụ vào bãi cát hay lớp cuội ở thềm sông. Cùng với công cụ, nước còn cuốn theo cả xương cốt động vật hóa thạch cùng thời. Vi thế, ở các di chỉ phù sa, chỉ tìm được công cụ và xương cốt động vật mà không phát hiện được tầng văn hóa, không thấy vết tích nhà cửa và dấu vết bếp lửa.
-Di chỉ phù sa có vị trí quan trọng cho việc nghiên cứu quá khứ lịch sử. Người ta có thể căn cứ vào mối liên hệ giữa các thềm sông với các thời kỳ địa chất để định niên đại cho di chỉ phù sa.
*Ý nghĩa
-Ở Việt Nam đã phát hiện được tất cả các loại hình di chỉ cư trú.
-Việc nghiên cứu nơi cư trú có ý nghĩa lớn đối với khảo cổ học, nó cung cấp những tài liệu quan trọng bậc nhất về mọi mặt của đời sống cư dân thời cổ như:
+Môi trường sống thời cổ
+Quy mô nơi cư trú
+Số lượng dân cư
+Vết tích bếp: tính chất cư trú theo hộ gia đình cá thể hay sinh hoạt cộng đồng…
+Các hoạt động ăn, ở, phương thức kiếm sống.
3.2.Di chỉ mộ táng
*Có nhiều loại mộ táng khác nhau:
-Mộ có nấm mộ (gò mộ): mộ gạch.
-Mộ không có nấm mộ: phổ biến trong nhiều thời đại, nhất là ở thời tiền-sơ sử (thường phát hiện trong khu di chỉ cư trú hoặc khu mộ táng nghĩa địa cổ… trong các văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn)
-“Mộ giả” hay “mộ kỷ niệm”, mộ tượng trưng của những người vì lý do nào đó mà chết ở xa hoặc chết không còn xác (các chiến binh chết trận, những người chết đuối hoặc thú dữ ăn mất xác). Quy mô, cấu trúc và đồ tùy táng không khác gì những mộ thật cùng thời.
-Mộ xác ướp: các kim tự tháp Ai Cập là loại mộ xác ướp tiêu biểu nhất và xuất hiện vào loại sớm nhất hiện biết cho đến nay.
*Quan tài
-Quan tài: có nhiều loại khác nhau:
+Mộ thuyền thân cây khoét rỗng (mộ thuyền Việt Khê)
+Mộ mảnh tre (mộ Hưng Yên)
+Mộ đất
+Mộ chum/vò gốm (trong văn hóa Sa Huỳnh)
-Cũng có khi di cốt người chết được đặt trong thạp/thố đồng (trong văn hóa Đông Sơn) hay đặt nằm trực tiếp trên một nền đất sét đắp hình chữ nhật, không có áo quan hay bất kỳ một loại vật liệu bó gói nào khác (mộ táng trong di chỉ Thành Dền, Vĩnh Phúc)
*Cách đặt tử thi
Cách đặt tử thi trong các mộ cũng rất khác nhau
-Chôn ngồi (văn hóa Quỳnh Văn, Đa Bút)
-Chôn nằm ngửa
-Chôn nằm nghiêng
-Chôn nằm co bó gối (di chỉ Thiệu Dương, Thanh Hóa)
-Chôn nằm thẳng
*Hình thức
-Đơn táng: mộ chôn một người
-Song táng: mộ chôn hai người
-Mộ táng tập thể: mộ chôn nhiều người
-Bên cạnh hình thức mai táng có tử thi chôn xuống đất (địa táng), người xưa còn có hình thức hỏa táng, tức người chết được hỏa thiêu lấy tro rồi đem chôn
*Ý nghĩa
Di tích mộ táng là nguồn sử liệu quan trọng nhất để tìm hiểu về xã hội loài người trong lịch sử
-Kỹ thuật xây mộ
-Thân phận chủ nhân
-Tập tục mai táng
-Tín ngưỡng tôn giáo
-Sự phân hóa xã hội
-Phân công lao động
-Thành phần nhân chủng

3.3.Di chỉ - mộ táng
-Là loại di tích vừa mang tính chất nơi cư trú vừa mang tính chất di tích mộ táng.
-Loại di tích này giúp chúng ta hiểu về quan niệm của người xưa về mối quan hệ ràng buộc giữa người sống và người chết đã từng tồn tại lâu dài trong quá khứ.
-Người nguyên thủy thường chôn người chết ngay trong hang đá, bên cạnh bếp lửa hoặc trong các hốc đá, mục đích vừa để được gần gũi với người thân đã mất, mặt khác để bảo vệ thi hài không bị thú dữ ăn thịt.
-Ngày nay, ở Nam Bộ (Việt Nam) vẫn thường gặp những ngôi mộ được chôn ngay trong vườn hoặc sân nhà, trong nơi cư trú.
3.4.Di tích công xưởng cổ
-Công xưởng là nơi làm các nghề thủ công, do đó hiện vật chủ yếu tại đây là loại phác vật, phế vật, phế liệu và nguyên liệu. Không có hoặc hiếm gặp hiện vật thành phẩm.
-Có nhiều loại di tích công xưởng khác nhau, như công xưởng chế tác công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức bằng đá, các lò luyện kim đồng và sắt, các trung tâm chế tạo đồ gốm.
3.5.Di chỉ - xưởng
-Di chỉ - xưởng là nơi vừa là chỗ ở vừa là nơi sản xuất thủ công.
-Những tài liệu của loại di tích này giúp cho các nhà khảo cổ tìm hiểu quá trình xuất hiện và tách dần của các nghề thủ công cổ (như làm mộc, se dệt, dệt vải, làm gốm, đan lát…) ra khỏi các ngành kinh tế sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
3.6.Di tích cảng thị cổ
-Di tích cảng thị cổ bao gồm: vết tích của kho tàng, bến bãi, những vết tích của tàu đắm và nhiều loại hàng hóa mang các quốc tịch khác nhau.
Ví dụ: càng Vân Đồn, Hội An, Thanh Hà…
-Từ các cảng thị cổ, nhà nghiên cứu có thể tìm ra các con đường giao thương thời cổ giữa các nước và các châu lục, từ đó tìm hiểu mối giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa các cộng đồng cư dân trong lịch sử.
3.7.Các loại di tích khác
-Nơi thờ cúng: bàn thờ, miếu thờ, đán hiến tế…
-Cự thạch: bàn thạch, trác thạch, hoàn thạch
-Tượng đá và các hình vẽ trên vách đá
-Di tích hầm mỏ cổ
-Đường đi, kênh đào, đê cổ, hệ thống mương máng, kênh rạch dẫn nước
4.Kết luận
-Muốn khôi phục lại được quá khứ loài người, nhất thiết phải nghiên cứu kỹ tất cả các loại di tích khảo cổ và hiểu rõ quy luật phân bố địa lý của từng loại hình di tích, từ đó tìm ra quy luật sống của con người qua từng giai đoạn lịch sử dưới các khía cạnh:
-Môi trường sống của cư dân thời cổ.
-Chủ nhân (xác định nhân chủng…).
-Các hoạt động kinh tế (khai thác môi trường tự nhiên hay sản xuất…).
-Tổ chức xã hội.
-Đời sống vật chất – tinh thần của cư dân cổ…
*Phải đặt di tích trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng hơn (nghiên cứu so sánh mối quan hệ đồng đại – lịch đại; địa phương – khu vực…) để xác định đặc trưng, tính chất của di tích.

Di tích Lịch sử - văn hóa và Danh lam thắng cảnh

1.Khái niệm
Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2009
-Di tích lịch sử - văn hóa là
+Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
+Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
+Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
-Danh lam thắng cảnh là
+Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
+Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

2.Giá trị
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá của đất nước
-Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. (Luật di sản văn hóa)
-Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quan trọng, sự độc đáo, phong phú, đa dạng của hệ thống này tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách. Giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh mang lại cho du khách những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, những tri thức về đặc điểm tự nhiên, những giá trị thẩm mỹ, những khoảnh khắc thư giãn, nghỉ ngơi...
-Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
-Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.
-Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau.
-Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự...
-Các di tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền-sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này.

Nguồn: Internet + Luật Di Sản 2009