Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Di tích khảo cổ học là gì ?

Ths. Nguyễn Anh Thư
Viện khảo cổ học

Nội dung

1.Di tích khảo cổ là gì ?
-Di: là những gì của quá khứ còn để lại, lưu lại.
*Di tích khảo cổ: các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người còn lưu lại được khảo cổ học nghiên cứu.
Di tích khảo cổ học bao gồm:
-Di tích trên mặt đất: rất dễ quan sát nhưng có số lượng không nhiều, như di tích đống vỏ sò, di tích thành lũy, đền tháp, chùa chiền cổ, các di tích cự thạch…
-Di tích dưới mặt đất: có số lượng nhiều nhưng khó nhìn thấy do phần lớn còn nằm trong các tầng văn hóa của di tích nơi cư trú hoặc mộ táng.
-Di tích dưới mặt nước: các con tàu đắm…
-Nhiệm vụ của nhà khảo cổ học là phát hiện và nghiên cứu những di tích khảo cổ học, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ.
2.Quá trình hình thành di tích khảo cổ
2.1.Khái niệm: tầng văn hóa
-Tầng văn hóa: được tạo thành bởi hoạt động của con người, là tấm gương nhiều mặt phản ánh trung thực trạng thái văn hóa của cư dân cổ.
2.2.Những yếu tố liên quan đến tầng văn hóa
-Màu sắc của tầng văn hóa: thường có màu thẫm hơn các tầng đất khác.
-Độ dày của tầng văn hóa: phụ thuộc vào thời gian sinh sống và hình thức kiếm sống của cư dân, tầng văn hóa càng dày thì thời gian sinh tồn của cư dân ở đó càng lâu và ngược lại
*Độ dày của tầng văn hóa tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của cư dân tạo ra tầng văn hóa.
-Những hiện vật khảo cổ nằm trong cùng một tầng văn hóa thì có thời gian xuất xứ và tồn tại giống nhau: cùng niên đại.
Khái niệm lớp vô sinh và sinh thổ
-Lớp vô sinh là lớp đất không có dấu vết hoạt động của con người, nằm giữa hai lớp văn hóa.
-Lớp đất nằm dưới tầng văn hóa không có dấu vết hoạt động của con người, được gọi là sinh thổ hay lớp đất cái.

-Di tích di chỉ một tầng văn hóa: là nơi chỉ được con người cư trú một lần trong một thời gian dài. Sau đó, nơi đây không bao giờ có người ở nữa.
*Loại di tích này có cấu tạo các lớp đất theo thứ tự như sau:
-Lớp đất trên cùng được các nhà khảo cổ học gọi là lớp đất canh tác, hay lớp đất mặt.
-Lớp đất thứ 2 – tầng văn hóa, nằm dưới lớp đất canh tác.
-Sinh thổ (đất cái)

-Di chỉ có hai hay nhiều tầng văn hóa: gồm 2 loại
-Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa có lớp vô sinh ngăn cách: được tạo bởi hai hay nhiều giai đoạn cư trú không liên tục của người xưa.
-Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau, không có lớp vô sinh ngăn cách: được hình thành sau quá trình sinh sống liên tục của nhiều thế hệ người ở một chỗ trong suốt thời gian dài hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm.
2.3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu tầng văn hóa
-Dựa trên cơ sở phân biệt tầng văn hóa, có thể biết được các giai đoạn tồn tại của nơi cư trú và xác định được niên đại cho nơi cư trú.
-Việc nghiên cứu tốt tầng văn hóa là cơ sở căn bản để hiểu rõ quá trình tạo thành di tích và xác định đúng giá trị của di tích, di vật khảo cổ.
*Chú ý:
-Tránh làm xáo trộn tầng văn hóa.
-Giải thích nguyên nhân sự xáo trộn tầng văn hóa.
3.Các loại hình cơ bản của di tích khảo cổ
-Di tích nơi cư trú; mộ táng cổ
-Di chỉ - mộ táng
-Di tích công xưởng chuyên hóa
-Di chỉ - xưởng
-Di tích cảng thị cổ
-Các loại di tích khác…
3.1.Di tích nơi cư trú
-Di chỉ cư trú hang động
-Di chỉ cư trú ngoài trời: di chỉ đống “rác bếp”
-Di chỉ cư trú có phòng ngự
-Di chỉ phù sa
3.1.1.Di chỉ cư trú hang động
-Hang động thường có ở các vùng núi đá vôi.
-Có nhiều hang động to lớn, rộng rãi, bằng phẳng, thuận tiện cho con người lựa chọn làm nơi cư trú. Ngoài hang động, người xưa còn ở dưới những mái đá lớn.
-Ở Việt Nam, một bộ phận cư dân hậu kỳ thời đại đồ Đá cũ (văn hóa Sơn Vi) và hầu như toàn bộ cư dân Đá mới sơ kỳ (văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn) sống trong các hang động đá vôi.
-Tầng văn hóa trong các hang động thường bị thạch nhũ phủ kín, phải phá bỏ lớp thạch nhũ này mới có thể khai quật được.
3.1.2.Di tích cư trú ngoài trời
-Di chỉ là di tích nơi cư trú ngoài trời, có từ thời Đá cũ đến thời đại sắt.
-Thời gian cư trú càng lâu, tầng văn hóa càng dày và ngược lại.
-Tầng văn hóa của các di chỉ thuộc thời đại đồ Đá cũ thường nắm sâu tới 20m dưới mặt đất.
-Tầng văn hóa của các di chỉ từ thời đại đồ Đá mới trở về sau thường nằm dưới mặt đất không sâu lắm, khoảng 20cm-30cm.
*Di chỉ đống rác bếp
-Là một loại di chỉ đặc biệt.
-Sự hình thành của loại di tích này gắn liền với việc thu lượm các loài nhuyễn thể như ốc, hến, sò điệp làm thức ăn của người xưa. Những người thu lượm nhuyễn thể, sau khi ăn đã đổ vỏ ra ngay nơi ở thành những gò lớn nên chỉ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra tầng văn hóa dày.
-Trong tầng văn hóa của các di chỉ đống rác bếp, ngoài khối lượng lớn vỏ nhuyễn thể, còn phát hiện được nhiều công cụ gãy, vỡ, dấu vết bếp lửa, vết tích nhà cửa và mộ táng.
-Ví dụ: di tích đống rác bếp trong văn hóa Hòa Bình, Đa Bút, Quỳnh Văn.
3.1.3.Di chỉ phòng ngự
-Di chỉ phòng ngự là loại cư trú có thành cao và hào sâu bảo vệ.
-Nơi cư trú có phòng ngự có nhiều loại với nhiều quy mô và cấu trúc khác nhau (ví dụ như thành cổ Luy Lâu, thành Cổ Loa, thành đất đắp hình tròn ở Bình Phước…)
-Cho đến nay, các nhà khảo cổ chỉ tìm thấy những nơi cư trú có phòng ngự thuộc thời đại kim khí.
3.1.4.Di chỉ phù sa
-Di chỉ phù sa là một loại di chỉ đặc biệt, thường có mặt vào thời đại đồ Đá cũ, nhất là sơ kỳ thời đại đồ Đá cũ.
-Loại di chỉ phù sa được tạo thành do nước cuốn công cụ của người xưa đi khỏi nơi hình thành đầu tiên của di tích và vùi công cụ vào bãi cát hay lớp cuội ở thềm sông. Cùng với công cụ, nước còn cuốn theo cả xương cốt động vật hóa thạch cùng thời. Vi thế, ở các di chỉ phù sa, chỉ tìm được công cụ và xương cốt động vật mà không phát hiện được tầng văn hóa, không thấy vết tích nhà cửa và dấu vết bếp lửa.
-Di chỉ phù sa có vị trí quan trọng cho việc nghiên cứu quá khứ lịch sử. Người ta có thể căn cứ vào mối liên hệ giữa các thềm sông với các thời kỳ địa chất để định niên đại cho di chỉ phù sa.
*Ý nghĩa
-Ở Việt Nam đã phát hiện được tất cả các loại hình di chỉ cư trú.
-Việc nghiên cứu nơi cư trú có ý nghĩa lớn đối với khảo cổ học, nó cung cấp những tài liệu quan trọng bậc nhất về mọi mặt của đời sống cư dân thời cổ như:
+Môi trường sống thời cổ
+Quy mô nơi cư trú
+Số lượng dân cư
+Vết tích bếp: tính chất cư trú theo hộ gia đình cá thể hay sinh hoạt cộng đồng…
+Các hoạt động ăn, ở, phương thức kiếm sống.
3.2.Di chỉ mộ táng
*Có nhiều loại mộ táng khác nhau:
-Mộ có nấm mộ (gò mộ): mộ gạch.
-Mộ không có nấm mộ: phổ biến trong nhiều thời đại, nhất là ở thời tiền-sơ sử (thường phát hiện trong khu di chỉ cư trú hoặc khu mộ táng nghĩa địa cổ… trong các văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn)
-“Mộ giả” hay “mộ kỷ niệm”, mộ tượng trưng của những người vì lý do nào đó mà chết ở xa hoặc chết không còn xác (các chiến binh chết trận, những người chết đuối hoặc thú dữ ăn mất xác). Quy mô, cấu trúc và đồ tùy táng không khác gì những mộ thật cùng thời.
-Mộ xác ướp: các kim tự tháp Ai Cập là loại mộ xác ướp tiêu biểu nhất và xuất hiện vào loại sớm nhất hiện biết cho đến nay.
*Quan tài
-Quan tài: có nhiều loại khác nhau:
+Mộ thuyền thân cây khoét rỗng (mộ thuyền Việt Khê)
+Mộ mảnh tre (mộ Hưng Yên)
+Mộ đất
+Mộ chum/vò gốm (trong văn hóa Sa Huỳnh)
-Cũng có khi di cốt người chết được đặt trong thạp/thố đồng (trong văn hóa Đông Sơn) hay đặt nằm trực tiếp trên một nền đất sét đắp hình chữ nhật, không có áo quan hay bất kỳ một loại vật liệu bó gói nào khác (mộ táng trong di chỉ Thành Dền, Vĩnh Phúc)
*Cách đặt tử thi
Cách đặt tử thi trong các mộ cũng rất khác nhau
-Chôn ngồi (văn hóa Quỳnh Văn, Đa Bút)
-Chôn nằm ngửa
-Chôn nằm nghiêng
-Chôn nằm co bó gối (di chỉ Thiệu Dương, Thanh Hóa)
-Chôn nằm thẳng
*Hình thức
-Đơn táng: mộ chôn một người
-Song táng: mộ chôn hai người
-Mộ táng tập thể: mộ chôn nhiều người
-Bên cạnh hình thức mai táng có tử thi chôn xuống đất (địa táng), người xưa còn có hình thức hỏa táng, tức người chết được hỏa thiêu lấy tro rồi đem chôn
*Ý nghĩa
Di tích mộ táng là nguồn sử liệu quan trọng nhất để tìm hiểu về xã hội loài người trong lịch sử
-Kỹ thuật xây mộ
-Thân phận chủ nhân
-Tập tục mai táng
-Tín ngưỡng tôn giáo
-Sự phân hóa xã hội
-Phân công lao động
-Thành phần nhân chủng

3.3.Di chỉ - mộ táng
-Là loại di tích vừa mang tính chất nơi cư trú vừa mang tính chất di tích mộ táng.
-Loại di tích này giúp chúng ta hiểu về quan niệm của người xưa về mối quan hệ ràng buộc giữa người sống và người chết đã từng tồn tại lâu dài trong quá khứ.
-Người nguyên thủy thường chôn người chết ngay trong hang đá, bên cạnh bếp lửa hoặc trong các hốc đá, mục đích vừa để được gần gũi với người thân đã mất, mặt khác để bảo vệ thi hài không bị thú dữ ăn thịt.
-Ngày nay, ở Nam Bộ (Việt Nam) vẫn thường gặp những ngôi mộ được chôn ngay trong vườn hoặc sân nhà, trong nơi cư trú.
3.4.Di tích công xưởng cổ
-Công xưởng là nơi làm các nghề thủ công, do đó hiện vật chủ yếu tại đây là loại phác vật, phế vật, phế liệu và nguyên liệu. Không có hoặc hiếm gặp hiện vật thành phẩm.
-Có nhiều loại di tích công xưởng khác nhau, như công xưởng chế tác công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức bằng đá, các lò luyện kim đồng và sắt, các trung tâm chế tạo đồ gốm.
3.5.Di chỉ - xưởng
-Di chỉ - xưởng là nơi vừa là chỗ ở vừa là nơi sản xuất thủ công.
-Những tài liệu của loại di tích này giúp cho các nhà khảo cổ tìm hiểu quá trình xuất hiện và tách dần của các nghề thủ công cổ (như làm mộc, se dệt, dệt vải, làm gốm, đan lát…) ra khỏi các ngành kinh tế sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
3.6.Di tích cảng thị cổ
-Di tích cảng thị cổ bao gồm: vết tích của kho tàng, bến bãi, những vết tích của tàu đắm và nhiều loại hàng hóa mang các quốc tịch khác nhau.
Ví dụ: càng Vân Đồn, Hội An, Thanh Hà…
-Từ các cảng thị cổ, nhà nghiên cứu có thể tìm ra các con đường giao thương thời cổ giữa các nước và các châu lục, từ đó tìm hiểu mối giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa các cộng đồng cư dân trong lịch sử.
3.7.Các loại di tích khác
-Nơi thờ cúng: bàn thờ, miếu thờ, đán hiến tế…
-Cự thạch: bàn thạch, trác thạch, hoàn thạch
-Tượng đá và các hình vẽ trên vách đá
-Di tích hầm mỏ cổ
-Đường đi, kênh đào, đê cổ, hệ thống mương máng, kênh rạch dẫn nước
4.Kết luận
-Muốn khôi phục lại được quá khứ loài người, nhất thiết phải nghiên cứu kỹ tất cả các loại di tích khảo cổ và hiểu rõ quy luật phân bố địa lý của từng loại hình di tích, từ đó tìm ra quy luật sống của con người qua từng giai đoạn lịch sử dưới các khía cạnh:
-Môi trường sống của cư dân thời cổ.
-Chủ nhân (xác định nhân chủng…).
-Các hoạt động kinh tế (khai thác môi trường tự nhiên hay sản xuất…).
-Tổ chức xã hội.
-Đời sống vật chất – tinh thần của cư dân cổ…
*Phải đặt di tích trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng hơn (nghiên cứu so sánh mối quan hệ đồng đại – lịch đại; địa phương – khu vực…) để xác định đặc trưng, tính chất của di tích.

4 nhận xét:

  1. di tích và di chỉ khác gì nhau vậy ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bùi Thị Tú Hoa, tôi cũng thắc mắc như bạn, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu tôi chia sẻ cho bạn như sau:
      Di tích là những vết tích còn lưu lại do các hoạt động của con người, ví dụ : tường thành, nhà cửa...
      Di chỉ: là khu vực có diện tích mà trên đó có hệ thống các di tích tồn tại.

      Xóa
  2. theo như giảng viên khoa lịch sử (ngành khảo cổ) của trường mình thì di chỉ là nơi cư trú không thôi. còn di tích là nơi cư trú + mộ táng + xưởng

    Trả lờiXóa
  3. Slotyro Casino Resort Map & Floor Plans - Mapyro
    Property LocationWith a stay at 거제 출장마사지 Slotyro Casino Resort in Oroville 파주 출장샵 (Oroville), you'll be convenient to Alamo 나주 출장마사지 Resort and San 아산 출장안마 Jacinto Casino, 서귀포 출장샵 the California

    Trả lờiXóa